✔ Tin Mới Cập Nhật

Người ta nói bạc nhất là khi đàn ông không còn yêu thương nữa. Dấu hiệu đàn ông cạn tình rất rõ ràng, nhưng chị em lại thường tự “ru ngủ” mình bởi những lí lẽ không có thực để mà nấn ná mãi không buông.

Nhưng đàn bà khôn đừng bao giờ làm thế, bởi níu kéo thứ gì chứ tuyệt đối đừng níu kéo người đàn ông đã không còn thương mình. Hãy can đảm đối diện, nhìn thẳng vào sự thật rằng anh ta đã không còn tình nghĩa với mình, dù đó là hiện thực cay đắng mà ai cũng muốn giấu kín…

Hết yêu có nghĩa là cảm xúc đã cạn hoặc mâu thuẫn đã lên tới đỉnh điểm, hoặc họ đã yêu người khác hay chỉ đơn giản là họ không muốn bước tiếp cùng bạn nữa.

Tuy nhiên, dù chẳng còn tình cảm, nhưng đa số đàn ông lại không muốn trở thành người nói lời chấm dứt, họ chỉ hành động với hi vọng vợ tự hiểu và chủ động kết thúc một cách êm đẹp. Vì vậy, nếu chồng có những dấu hiệu này, đừng chần chừ nữa vì đã đến lúc người yêu/vợ cần suy nghĩ nghiêm túc về mối quan hệ này, ra đi hay ở lại là quyết định của bạn!

1. Không còn bàn về chuyện tương lai

Không chỉ hoàn toàn lờ đi những dự định hệ trọng cùng nhau như: mua nhà, sinh con, nuôi dạy con cái, kể cả những kế hoạch trong tương lai gần như đi du lịch cùng nhau cũng bị hoãn lại vô thời hạn. Nếu bắt gặp những dấu hiệu trên, vợ đừng lờ đi, hãy tin vào linh cảm thiên bẩm của phụ nữ và sự mách bảo của con tim. Các chị nên ngừng ngây thơ và đối diện với một thực tế chua chát: anh ấy đã cạn tình và không còn muốn tiếp tục tương lai cùng với chúng ta nữa.

2. Anh ấy không quan tâm vợ nghĩ gì, cũng không thèm tranh cãi

Nếu đến một lúc anh ấy không còn gì để nói với vợ, không để tâm bạn nghĩ gì, càng không thèm tranh cãi hay giải thích điều gì thì hãy hiểu rằng tình nghĩa đã cạn khô thật rồi! Đây là dấu hiệu đàn ông không còn tình cảm, thế nào cũng được, anh ấy không quan tâm.

Đàn ông còn yêu thì còn muốn biết vợ đang nghĩ gì, còn muốn nói để bạn hiểu dù có phải cãi nhau. Nhưng một khi đã hết tình nghĩa, đàn ông thường mặc kệ, im lặng luôn là cách họ chọn.

3. Hành động thân mật gần như biến mất

Những hành động thân mật như sự âu yếm, vuốt ve, những lời ngọt ngào, yêu thương, cái hôn môi, nắm tay, dựa vai, vuốt tóc, chạm má,…thậm chí là chuyện “yêu”… cứ thưa dần, hiếm dần.

Nếu cảm thấy anh ấy không còn chủ động trong việc tiếp xúc thân mật giữa hai người, hai cơ thể cảm giác xa cách, lạnh nhạt và anh không còn nói “anh yêu em”, “anh nhớ em” nữa thì bạn nên nhận ra đã có vấn đề trong cảm xúc của anh ấy dành cho bạn.

4. Anh ấy không có bất kì thời gian nào cho vợ

Đàn ông khi yêu luôn muốn dành hết thời gian rảnh rỗi cho người phụ nữ của mình. Dù có bận rộn thế nào, chỉ cần có thời gian, anh ấy sẽ luôn muốn ở cùng vợ, dành cho đối phương sự quan tâm nhiều nhất. Nhưng nếu đến một lúc, thời gian anh ấy dành cho bạn hầu như đều không còn, hết thảy đều là lý do bận rộn, công việc, đối tác…thì người phụ nữ nên hiểu tình cảm của chàng đã không còn.

Với đàn ông, bận rộn không bao giờ là lý do để họ không đủ thời gian yêu đương bởi không có người đàn ông nào bận tới mức không có thời gian, chỉ có người đàn ông viện lý do bận rộn để trốn tránh.

5. Trả lời tin nhắn/ nói chuyện miễn cưỡng

Hãy tinh ý nhận ra các dấu hiệu sau: bạn gửi tin nhắn đến, anh ấy “đã xem” nhưng rất lâu mới trả lời, thấy cuộc gọi nhỡ của vợ nhưng chồng chẳng buồn gọi lại, những cuộc trò chuyện của hai người trở nên nhạt nhẽo, nhàm chán và có những khoảng lặng buồn tẻ, khó chịu mà không ai muốn mở lời.

Tất cả những dấu hiệu ấy nói lên rằng, đàn ông thà đối diện với những khoảng lặng còn hơn là đối diện với người phụ nữ mà họ không yêu…

6. Anh ấy chướng mắt với tất cả mọi thứ của vợ

Đàn ông khi hết yêu rồi thì vợ chính là cái gai trong mắt . Bạn làm gì anh ấy cũng thấy không hài lòng. Ngày trước bạn nũng nịu anh ấy sẽ bảo là dễ thương, còn giờ anh ấy sẽ than phiền bạn phiền phức. Ngày trước bạn nấu ăn không ngon, anh ấy vẫn vui vẻ ăn, bây giờ một chút vị mặn cũng khiến anh ấy buông đũa.

Không phải vì bạn không tốt, mà là người trước mặt đã không còn yêu bạn nữa. Đến lúc này, đừng níu kéo, bạn không thể khiến một người không còn yêu thương bạn đối xử tốt với bạn đâu.

7. Coi trọng bạn bè hơn

Thời gian anh ấy dành cho bạn bè tự nhiên tăng nhiều đột biến mà không có lý do cụ thể. Từ trước đến nay anh ấy luôn ưu tiên bạn thay vì đám bạn hữu, thì nay bỗng nhiên anh ấy liên tục tụ họp cùng bạn bè. Tần suất hẹn hò của hai bạn giảm dần cho đến lúc bạn muốn gặp anh ấy một chút cũng cực kỳ khó khăn.

Vậy thì chẳng còn nghi ngờ gì nữa, đây là dấu hiệu rất rõ ràng của việc đàn ông đã cạn tình, bạn cần có một cuộc nói chuyện rõ ràng và khi đến một giới hạn nào đó, hãy chủ động kết thúc mọi chuyện đúng lúc nhé!

Phụ nữ nên hiểu, tình cảm là chuyện tự nhiên ở đời, hết tình hết nghĩa chính là không thể cưỡng cầu. Và níu giữ một người đàn ông không còn yêu chính là điều vô phương nhất với đàn bà!

Bố và mẹ cùng dựng xe, bước nhanh đến chỗ hai đứa trẻ. Cà Rốt giật giật tay Củ Hành: “Nhìn kìa. Bố nắm tay mẹ”. Củ Hành toét miệng cười: “Em đã bảo mà. Chơi mãi trò ly dị chán lắm”

*******

Cầu thang xoáy ốc nằm bên hông nhà. Nó chỉ mới được làm cách đây sáu tháng, lúc bố và mẹ ly dị nhau. Khi thấy bố đứng chỉ huy các ông thợ xây cầu thang. Cà Rốt và Củ Hành đều thắc mắc:
“Bố xây cầu thang ở ngoài làm gì nhỉ? Đã có một cái trong nhà rồi”.

Mẹ đưa mắt nhìn hai đứa rồi cúi xuống, lặng thinh. Cà Rốt bảo Củ Hành: “Chắc là để phơi quần áo đấy mà”. Củ Hành ngẫm nghĩ một lát rồi bảo: “Ừ, chắc vậy. Bên nhà Mi Mi cũng phơi quần áo ở cầu thang”.

Không thắc mắc nữa, hai đứa ngồi xuống, chơi trò xếp hình, thỉnh thoảng lại cười lên khanh khách. Một tuần sau, khi cầu thang xây xong, đi học về, Cà Rốt và Củ Hành ngạc nhiên thấy trong nhà mọc thêm một cánh cửa. Cánh cửa này bịt kín lối đi lên lầu. Mẹ giải thích với Cà Rốt: “Kể từ hôm nay, con sẽ ở dưới này với mẹ”. Bố cũng giải thích với Củ Hành: “Con lên lầu sống với bố”.

Thế là Cà Rốt và Củ Hành hiểu rằng, ly dị nghĩa là không sống chung một nhà nữa, phải chia ra làm hai nơi. Con cái cũng chia làm đôi, mỗi người một đứa. Cà Rốt giãy lên khóc: “Bố mẹ ly dị thì ly dị. Con với Củ Hành không ly dị đâu”. Củ Hành cũng khóc ti tỉ: “Con muốn ở chung với Cà Rốt. Con không lên lầu”.

Bố, một tay xách va ly, một tay xốc Củ Hành: “Thôi, đừng có rối rít nữa. Lên nhà ngay”. Mẹ, hai mắt ầng ậng nước, đứng sững nhìn Cà Rốt lôi chân bố. Cà Rốt hét: “Để Củ Hành lại. Con ghét bố. Con ghét bố”. Trên tay bố, Củ Hành giãy giụa: “Thả con xuống. Thả con xuống. Con không đi với bố đâu”.

Nhưng bố đã ra đến cửa rồi. Cà Rốt khóc òa. Trong nhà, mẹ ngồi thụp xuống đất, úp mặt vào hai đầu gối. Sao lại bắt trẻ con phải chịu cảnh này, trời ơi!

Buổi sáng, mẹ luôn chở Cà Rốt đến trường sớm. Mãi một lúc sau mới thấy Củ Hành lếch thếch chạy vào. Cà Rốt hỏi: “Hôm nào cũng đi muộn thế?”. Củ Hành chu chu cái miệng, hít mũi đánh sột: “Bố ngủ quên. Em phải đánh thức đấy”. Cà Rốt lại hỏi: “Thế bố có pha sữa cho Củ Hành uống trước khi đi học không?”. Củ Hành lắc đầu: “Em tự pha. Dễ lắm. Đổ sữa vào cốc, thêm nước vào, khuấy lên. Nhưng mà nó nhạt phèo, chả ngọt như mẹ pha lúc trước”.

Cà Rốt xịu mặt: “Chứ bố làm gì mà không pha cho Củ Hành?”. Củ Hành nghiêng nghiêng đầu, ra vẻ suy nghĩ: “À, bố cứ nằm mãi ở giường, gác tay lên trán. Có khi bố bận đánh răng”. Cà Rốt bảo: “Bố thế là hư rồi”.

Hai chị em nắm tay nhau đi vào lớp học. Lớp Chồi của Củ Hành ở ngay cạnh lớp Lá của Cà Rốt. Thỉnh thoảng, hai đứa lại vờ vĩnh chạy ra cửa để ngó nghiêng vào lớp đứa kia. Gặp nhau ở trường sướng thật. Cà Rốt và Củ Hành chán nhất khi phải về nhà. Lúc đó, mỗi đứa lại phải ở một nơi.

Giờ ra chơi, Cà Rốt và Củ Hành không thích nô đùa cùng các bạn. Hai đứa cùng ngồi trên ghế xích đu, vừa ăn bánh sữa, vừa trò chuyện. Củ Hành kể: “Hôm qua bố ngồi vá quần cho em, bị kim chọc vào tay, kêu ui da, buồn cười lắm”.
Cà Rốt cũng khúc khích: “Còn mẹ sửa cái bếp điện mãi mà không xong, hễ cắm dây vào là nổ cầu chì. Sau phải nhờ chú Ngân sửa mới xong đấy”.

Củ Hành xịu mặt: “Sao mẹ không gọi bố mà lại nhờ chú Ngân?”, Cà Rốt dí ngón tay xinh xinh vào trán Củ Hành: “Ngốc thế. Ly dị rồi là không có nhờ vả chuyện gì cả”. Củ Hành hỏi: “Mẹ bảo thế à?”. Cà Rốt gật đầu: “Ừ”. Củ Hành cáu: “Chán mẹ lắm. Tự nhiên lại ly dị”. Cà Rốt gật đầu ra vẻ đồng tình, mặt buồn thiu …

Một hôm … Khi mẹ đến đón Cà Rốt, chiều đã muộn lắm rồi. Thế mà bố vẫn chưa đến đón Củ Hành. Cô giáo đưa mắt nhìn hai đứa trẻ vui vẻ chơi lò cò trên sân rồi băn khoăn nói với mẹ: “Hôm nay ở nhà em có việc. Không biết chừng nào anh mới đến đón cháu?”.

Mẹ bảo: “Thôi, để tôi đưa cháu về luôn”. Củ Hành tròn mắt: “Mẹ cho con về chung với Cà Rốt hả?”. Mẹ gật đầu. Hai đứa nhảy tưng tưng vì mừng. Trên xe, Cà Rốt và Củ Hành nói cười luôn miệng. Vào nhà, Củ Hành lăng xăng chạy tới, chạy lui. Tất cả đều quen thuộc. Thích quá.

Cà Rốt đột nhiên người lớn hẳn. Con bé nhìn em một cách bao dung: “Chạy vừa thôi. Đi tắm rồi còn ăn cơm chứ”.
Củ Hành vẫn chạy lui, chạy tới” “Em thích chạy”. Hai tay cu cậu dang rộng như lái máy bay, quẹt cả vào người Cà Rốt: “Ôi, ôi, thích quá. Xê ra cho máy bay bay nào”.

Khi bố về, trời đã khuya lắm. Bố đứng lựng khựng trước cửa, khẽ hắng giọng rồi lại đứng im. Mẹ đẩy cánh cửa mở hé cho rộng thêm, bảo: “Anh vào đi”. Bố rón rén bước vào. Nhà im phăng phắc. Hai đứa trẻ đang ngủ ngon trong giường. Mẹ bảo: “Anh để Củ Hành ngủ ở đây một đêm cũng được. Đừng đánh thức nó nửa chừng”. Bố nói nhỏ: “Anh xin lỗi. Có việc đột xuất nên không thể đến đón nó đúng giờ”. Mẹ lạnh lùng: “Người anh cần xin lỗi là nó chứ không phải em”.

Bố đứng như chôn chân trước giường ngủ của hai đứa trẻ. Dưới ánh đèn mờ nhạt, hai gương mặt bầu bĩnh kề sát nhau thật ngây thơ, đáng yêu. Củ Hành ngủ say, miệng chóp chép nhai trong giấc mơ, bàn tay vẫn nắm chặt tay Cà Rốt. Con chị nằm gác chân lên người em, hai mắt nhắm tịt, nhưng miệng lại tủm tỉm cười.

Hai vai bố như xệ hẳn xuống. Bố nói mà không nhìn mẹ: “Sao mình lại để mọi sự trở nên tồi tệ thế này hả em?”. Hai người ngồi đối diện trong một quán cà phê. Trước mặt anh, chiếc gạt tàn đã đầy ắp tàn thuốc lá. Ly nước của chị cũng cạn đến đáy rồi. Cuộc trò chuyện lâu hơn họ nghĩ.

Khi anh nói tên quán cà phê, chị đã rùng mình. Đó là nơi hai người từng hẹn hò nhau từ lúc mới yêu. Chiếc bàn trong góc cũng là bàn quen thuộc. Anh muốn nhắc nhở chị điều gì chứ, khi chính anh là kẻ có lỗi trăm bề?

Chị không thể tha thứ, mặc dù anh đã quỳ xuống chân chị xin lỗi rất nhiều lần. Niềm tin và tình yêu chị dành cho anh quá lớn, đến nỗi khi biết sự phản bội của anh, chị bất ngờ đến sửng sốt, tê dại cả người. Quyết định ly hôn của chị làm mọi người ái ngại. Mẹ chị khuyên: “Nó đã biết lỗi thì tha thứ đi con ạ. Như mẹ từng tha thứ bố mày ấy”.

Có lẽ trong tình yêu, khó có lời khuyên nào áp dụng thật chính xác cho từng trường hợp. Chị biết rõ mình không thể lướt quá mọi chuyện được như mẹ, xem như không có gì. Sống tiếp tục với anh, Chị chịu không nổi.

Khi chị nói thẳng điều đó, anh lặng người. Trông chị như một người khác hẳn, quyết liệt và lạnh lùng. Anh cố vớt vát bằng cách đem Cà Rốt và Củ Hành ra thuyết phục: “Em ơi, đừng để các con phải liên lụy. Em muốn trừng phạt anh thế nào cũng được, nhưng đừng ly dị , được không?”. Chị tàn nhẫn nhìn anh: “Không ly dị, để sống giả dối như nhiều người khác sao? Em không muốn vậy. Khi các con lớn, chúng nó sẽ hiểu”.

Nước mắt ứa ra, anh khóc không kiềm chế trước mặt chị, nhưng chị vẫn dửng dưng. Lòng chị đã nguội lạnh hẳn kể từ khi biết anh phản bội. Kể từ giờ phút này, chị sẽ chỉ cư xử như một người không có trái tim. Ra tòa, anh bảo: “Tôi có lỗi. Tòa cứ xử theo ý vợ tôi. Sao cũng được”. Chị lạnh lùng đề nghị: “Chia đôi mọi thứ. Anh ấy và con trai ở trên lầu. Tôi và con gái ở dưới nhà. Xây lối đi riêng, không ai làm phiền ai”.

Họ đã ly dị được hơn nửa năm. Cà Rốt và Củ Hành dần dà cũng quen cuộc sống chia đôi của bố mẹ. Bố thì dễ rồi. Nhà bố thường mở cửa rộng, Cà Rốt muốn lên lúc nào cũng được. Nhưng con bé không dám. Mẹ khe khắt lắm. Một lần thấy Cà Rốt lên nhà với bố, mẹ giận dữ quát ầm lên. Cà Rốt phải lủi thủi đi về trước ánh mắt buồn rầu của bố. Từ đó, nhà mẹ luôn đóng cửa. Cà Rốt và Củ Hành chỉ còn gặp nhau lúc đi nhà trẻ.

Cũng may là mẹ không đổi trường. Chứ nếu mẹ đổi, hai chị em sẽ lâm vào hoàn cảnh “gần nhà xa ngõ” cho xem. Thường lệ, bố đưa Củ Hành đi học muộn, nhưng luôn đó sớm nửa giờ. Bố xin cô giáo được gặp Cà Rốt. Ban đầu, cô giáo cũng lúng túng, khó xử vì như thế là sai quy định của trường. Nhưng nhìn ánh mắt van nài của bố, cô thấy tội.

Cô bảo: “Anh đừng gặp cháu lâu quá. Mười lăm phút được rồi”. Bố mừng rỡ, vâng dạ rối rít. Thế là hai bố con được gặp nhau trò chuyện mỗi ngày. Bố hay hỏi Cà Rốt: “Mẹ có khoẻ không? Tối mẹ có thức khuya không? Mẹ có hay khóc không?”. Rồi bố xoa nắn chân tay, ôm Cà Rốt vào lòng, hôn lên đôi má bầu bĩnh của con mà nước mắt ứa ra.
Bố dặn: “Đừng cho mẹ biết bố hay gặp con nhé”. Bố không dặn, Cà Rốt cũng giấu kín. Dại gì nói ra cho mẹ cấm nhỉ? Nó còn dặn ngược lại bố: “Bố nhớ đón Củ Hành trước khi mẹ đón con nhé. Để mẹ đừng thấy bố con mình gặp nhau”.

Bố lại chảy nước mắt. Chỉ mới nửa năm mà Cà Rốt đã “bà cụ non” như thế rồi sao? Bố hối hận quá.

Trưa hôm ấy, đột nhiên bố nhìn thấy mẹ ở ngã tư đường. Mẹ đang đứng mặc cả để mua trái cây, không nhìn thấy bố. Gương mặt mẹ trắng trẻo, ửng hồng dưới nắng. Chiếc áo màu tím và bờ vai quen thuộc làm lòng bố nhói đau. Lập tức, bố chạy xe lên vỉa hè, tấp vào sau một gốc cây, âm thầm nhìn mẹ. Khi mẹ đi rồi, bố vẫn đứng lặng nhìn theo đốm màu tím nhỏ dần rồi khuất hẳn.

Tự nhiên, bố mệt mỏi đến cực độ. Móc trong túi chiếc điện thoại di động, bố gọi về cơ quan, cáo ốm để xin nghỉ buổi chiều. Từ ngã tư gặp mẹ, bố đi lòng vòng, lòng vòng mãi dưới nắng rồi tấp vào một quán bia quen. Từng chai, từng chai, bố uống cạn.

Người chủ quán đến kéo ghế ngồi chung: “Sầu đời hả bạn? Để tôi uống cùng”. Không hiểu sao bố lại uống nhiều như vậy? Và nói nhiều nữa. Bố nói hết những ẩn ức trong lòng. Rằng bố yêu mẹ lắm. Từ khi mẹ ly dị bố, bố càng yêu mẹ hơn.

Nhưng bố cũng oán mẹ nhiều bằng bố yêu mẹ. Rằng sao mẹ sắt thép, cứng lòng như thế? Rằng tội nhân phạm tội trọng, khi hối lỗi còn được ân xá, mà mẹ thì kiên quyết chặt đứt đường về của bố. Rằng bố nhớ Cà Rốt biết bao. Bố thèm ăn cơm của mẹ nấu biết bao. Tại sao mẹ có thể quên đi những ngày hạnh phúc của mẹ và bố?

Tại sao mẹ chỉ nhớ tội lỗi xấu xa của bố mà quên những kỷ niệm đẹp bố từng làm?…

Càng nói, bố càng uống. Người chủ quán bỏ đi lúc nào, bố cũng không biết. Đèn đường lên lúc nào, bố cũng không hay. Bố quên luôn giờ đó Củ Hành. Mà bố đón làm sao được khi đã gục trên bàn ngủ thiếp thế kia?

Hai người ngồi đối diện trong quán cà phê quen thuộc. Chỗ ngồi và chiếc bàn cũng quen thuộc.

Anh hút thuốc liên tục. Chiếc gạt tàn dần đầy lên. Mấy lần chị suýt bảo anh ngưng hút, nhưng lại bặm môi im lặng. Bây giờ, anh muốn làm gì cứ làm, chị chẳng quan tâm. Nhưng khi anh cất tiếng, sự căng thẳng của chị chùng dần. Rồi nước mắt chị rớt xuống.

Anh bảo: “Anh vẫn lén gặp Cà Rốt mỗi chiều ở trường. Anh nhớ con lắm. Nhớ mùi mồ hôi của nó. Nhớ những câu hỏi vặn vẹo khiến anh điên đầu trước kia. Anh cũng nhớ em. Mỗi đêm, anh đều nằm áp tai xuống gạch, lắng nghe tiếng động ở dưới nhà để tưởng tượng em đang làm gì? Cà Rốt đang làm gì?”.

“Có hôm, anh ra cầu thang xoáy, áp tai vào vạch như một thằng ăn trộm, thèm nghe một tiếng em cười mà không được. Một lần, anh đang ngồi như thế thì Củ Hành thức dậy. Nó mò ra cầu thang xoáy và thấy anh ở đấy. Hai bố con anh đã ôm nhau ngồi rất lâu để chỉ nói về em và Cà Rốt. Củ Hành bảo: “Con ghét ly dị. Con nhớ mẹ và Cà Rốt. Con muốn uống sữa mẹ pha. Bố ơi, đừng chơi trò ly dị nữa nhé”.

“Đây là trò chơi hả em? Anh cũng ước nó chỉ là trò chơi để mình chấm dứt, không chơi nữa. Trò chơi gì mà tàn nhẫn quá, làm khổ cả bốn người? Em muốn anh phải làm gì bây giờ để được em tha thứ? Sao em lại giao Củ Hành cho anh mà không giữ cả hai đứa với nhau? Phải chăng em muốn anh nhìn rõ tội lỗi của mình? Rằng vì anh mà con cái phải mỗi đứa mỗi nơi?”.

“Anh nhìn rõ lắm rồi, em ơi. Nhất là đêm hôm qua, khi anh đứng nhìn hai đứa con mình ngủ trong giường. Em cho anh gửi Củ Hành lại.

Ngày mai, anh thuê người tới đập cầu thang xoáy bên ngoài, mở lại lối cầu thang bên trong. Em không muốn thấy mặt anh nữa thì để anh đi, miễn em được thoải mái. Miễn Cà Rốt và Củ Hành được sống bên nhau”. “Anh không đem theo một thứ gì cả, cũng không cần tiền. Khi hạnh phúc đã mất, tiền bạc, tài sản cũng thành vô nghĩa. Hôm nay, anh mời em ra đây chỉ để nói với em như thế mà thôi …”.

Nước mắt chị chảy tràn. Trên tất cả mọi điều, chị vẫn còn yêu anh lắm. Anh là người đàn ông duy nhất mà chị yêu. Xa anh, chị không chỉ hành hạ anh mà còn hành hạ chính mình. Chị biết chuyện anh gặp Cà Rốt mỗi ngày. Biết tất cả.
Trẻ con ngủ mớ thường nói ra hết những gì chúng cất trong lòng. Nửa đêm, Cà Rốt ôm cổ mẹ mà tưởng là bố, thủ thỉ: “Mẹ sửa bếp điện mãi mà không được, cứ bị giật hoài, bố ạ. Tội nghiệp mẹ nhỉ? Còn bố vá quần cho Củ Hành bị kim đâm vào tay phải không? Cũng tội nghiệp bố luôn. À, ngày mai khi bố đến, bố mua cho con que kem nhé. Con thèm ăn kem lắm, nhưng mẹ chẳng mua gì cả …”.

Rồi Cà Rốt lại nói, như nói với Củ Hành: “Ngày mai chị bảo mẹ pha sữa rồi đổ vào chai, đem đi cho Củ Hành nghe. Hay chị giấu mẹ, đổ sữa của chị vào chai cũng được. Chị uống mãi, chán lắm. Còn Củ hành lại thèm …”.

Càng nghe, chị càng xót. Chui đầu vào gối, chị cắn răng khóc rưng rức. Chị cũng nhớ Củ Hành, nhớ anh đến điên dại. Đêm nằm, chị cũng lắng nghe bước chân anh đi đi, lại lại trên lầu. Thỉnh thoảng, chị lại lục tủ lấy chiếc áo của anh ấp mặt vào và khóc thầm. Nghe tiếng anh ho, lòng chị nhói buốt

Nhìn đôi mắt thâm quầng của chị, mẹ lắc đầu: “Ghen có năm bảy đường ghen, nhưng ghen mà đày ải mình như mày, mẹ mới thấy có một. Nghe lời mẹ, tha lỗi cho chồng đi con. Tao nghe người ta bảo dạo này nó cũng sa sút tinh thần, sức khoẻ tồi tệ lắm …”.

Chị gắt: “Mẹ nói cứ như đùa. Đã ly dị rồi mà còn tha thứ nỗi gì. Mẹ đừng làm con rối tung lên nữa”.

Mẹ dỗi: “Vâng, tôi xin lỗi. Chuyện của chị tôi không có quyền xía vào. Nhưng tôi xót cho cháu tôi lắm. Chúng nó có lỗi gì mà phải xa bố, xa mẹ, sống mỗi đứa mỗi nơi chứ? Cứ ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình thì đừng sinh chúng nó ra. Ngày trước ấy à? Tôi mà không tha thứ cho bố chị, giờ này không chừng chị sống với mẹ ghẻ, chứ không phải tôi đâu”.

Nghe mẹ nói mà chị lạnh cả người. Sao chị không nghĩ ra điều ấy nhỉ? Nếu …, nếu người đàn bà kia trở thành mẹ ghẻ của Củ Hành, chị biết làm thế nào? Chị không muốn điều ấy xảy ra. Không phải vì chị sợ bà mẹ ghẻ ấy không thương yêu Củ Hành. Cái chính là trong sâu thẳm tâm hồn, chị không muốn mất anh.

Mắt chị càng thâm quầng hơn vì những đêm mất ngủ. Chị hối hận vì đã quyết liệt ly dị chồng.

Anh lặng lẽ nhìn chị. Câu hỏi bật ra khiến anh cũng run rẩy cả người: “Em còn yêu anh không? Em thù ghét anh, ly dị anh, nhưng trong lòng em còn yêu thương anh chút nào không? Nếu còn, dù chỉ là sợi chỉ mong manh, anh cũng xin em cho anh một cơ hội để làm lại từ đầu. Anh ngàn lần cầu xin em …”.

Nước mắt nhòa nhạt, nghẹn cứng trong lồng ngực, chị cứ nức nở, nức nở mãi. Thế rồi, chị đặt bàn tay run rẩy của mình lên tay anh. Anh lặng người.

Ở nhà trẻ, chỉ còn Cà Rốt và Củ Hành chơi lò cò trên sân. Củ Hành bảo: “Hôm nay bố lại quên đón em rồi”. Cà Rốt cười: “Thì về với mẹ và chị . Càng sướng”. Củ Hành lại bảo: “Nhưng sao hôm nay mẹ cũng đó chị muộn thế?”. Cà Rốt tròn xoe mắt: “Ừ nhỉ”.

Hai đứa không chơi lò cò nữa, đứng gí mũi vào ô mắt cáo. Vừa lúc đó, những ánh đèn loang loáng rọi vào. Củ Hành reo: “Bố đến rồi”. Cà Rốt cũng reo: “Mẹ đến rồi”.

Bố và mẹ cùng dựng xe, bước nhanh đến chỗ hai đứa trẻ. Cà Rốt giật giật tay Củ Hành: “Nhìn kìa. Bố nắm tay mẹ”. Củ Hành toét miệng cười: “Em đã bảo mà. Chơi mãi trò ly dị chán lắm”..

Nguồn: Kho Truyện Hay

Tuấn lo lắng, vội gọi cho mẹ vợ hỏi liệu Hương xảy ra chuyện gì. Cuối cùng, mẹ vợ phát hiện ra thông tin: người yêu cũ của Hương bị ung thư

Hương về nhà như người mất hồn, chồng hỏi thế nào cô vẫn giữ im lặng không nói nửa lời.

Cô nhốt chặt mình trong phòng ngủ, Tuấn nghe được từng tiếng khóc nức nở vọng ra. Tuấn gọi cửa rất lâu, Hương gầm lên giận dữ từ bên trong: “Để cho em một mình”.

Tuấn sợ hãi, vội gọi cho mẹ vợ hỏi liệu có gì xảy ra với cô ấy. Bà cũng hốt hoảng, hai người liên lạc khắp nơi để tìm ra nguyên nhân. Cuối cùng, mẹ vợ phát hiện ra thông tin: người yêu cũ của Hương vừa được kết luận ung thư giai đoạn cuối, không tiếp nhận điều trị.

Tuấn lặng người đi vì bất ngờ vì thương tiếc cho một người con trai đương độ tuổi thanh xuân mà gặp phải căn bệnh quái ác. Tuấn để yên cho vợ với những cảm xúc đau xé lòng kia. Tuấn tự nhủ, ai trong hoàn cảnh của Hương cũng sẽ buồn, đau lòng hết.

Hương phản ứng như vậy có thể hiểu được. Tối đến, cánh cửa phòng ngủ mở ra. Cô phờ phạc, hốc hác xuất hiện. Tuấn vội hỏi han, động viên, an ủi Hương. Hương không đoái hoài, dắt xe ra ngoài. Biết cô sẽ đi đến đâu, nhưng Tuấn không ngăn cản.

Đêm ấy Hương không về nhà, điện thoại không liên lạc được. Nghĩ đến vợ mình đang ở cùng với một người yêu cũ, Tuấn chạnh lòng. Nhưng hoàn cảnh của Hưng đã bi đát lắm rồi, anh nghĩ mình cần rộng lòng hơn.

Sáng hôm sau, Tuấn vào viện thăm Hưng. Bước vào phòng bệnh, Tuấn nhìn thấy Hưng đang dẫy dũa với con đau và phải tiêm móc phin. Vợ anh như người mất hồn, mắt đỏ hoe vì khóc nhiều

Tuấn định bước đi nhưng lòng anh không cho phép mình làm vậy. Tuấn tiến sát bên giường, Hưng không nói được mà phải viết ra giấy mấy chữ xin lỗi nghuệch ngoạc.

Nhìn thấy Hưng như vậy, bản thân Tuấn không biết mình nên làm gì, trong lòng Tuấn suy nghĩ miên man. Tuấn và Hương đến với nhau sau khi Hương phản bội Hưng vì anh nghèo. Tuấn thừa biết Hương không yêu mình, nhưng anh vẫn chấp nhận vì anh yêu cô rất nhiều.

Cả căn phòng bệnh im lặng, không ai nói với ai câu nào. Đột nhiên, Hương quỳ xuống chân Tuấn xin anh tha thứ và đề nghị ly hôn. Cô nắm tay anh khóc thành tiếng: “Anh ơi, em muốn ly hôn. Em đã có lỗi lớn với Hưng, Hưng đang bệnh nặng và khó qua khỏi, em muốn ở bên chăm sóc anh những ngày cuối đời”. Hưng chỉ khua tay phản đối rồi ra hiệu cho Hương về.

Tuấn có nên chấp thuận gợi ý của Hương là được sống vui vẻ bên Hưng những ngày cuối đời.

Tuấn không ghen với người cũ của vợ, nhưng thời gian Hưng sống không còn dài, Tuấn có nên đồng ý nguyện vọng của Hương? Tuấn chấp nhận để cho Hương chăm sóc cho Hưng những ngày cuối đời nhưng Hương không muốn, cô không cho phép bản thân mình sống hạnh phúc khi người cũ đau khổ. Tuấn không biết mình nên làm gì cho phải?

Hôm đó Tú thấy trong người mệt mỏi, thấy ngay vỉ thuốc bổ vợ vẫn hay uống nghĩ là em uống cho khỏe nên Tú bóc luôn cho vào miệng. Vừa nuốt thì vợ anh hét lớn.

Tú và vợ kết hôn được nửa năm sau 1 năm tìm hiểu. Vợ chồng Tú còn trẻ nên chưa muốn có con ngay. Cũng định mua xong nhà rồi mới tính đến chuyện con cái. Tú là người đàn ông khá ấm áp, lúc nào anh cũng quan tâm đến cử chỉ cũng như tâm trạng của vợ.

Vợ anh cũng là một cô gái xinh xắn và ngoan ngoãn, Tú đã mất khá nhiều thời gian mới chinh phục được vợ. Cả hai vô cùng hòa hợp kể cả là chuyện cuộc sống lẫn chuyện chăn gối, duy chỉ có một điều. Mỗi lần ân ái, tuy dai sức nhưng vợ anh chỉ biết nằm im.

Khoảng 1 tháng gần đây, tối nào Tú cũng thấy vợ uống 3 viên thuốc bổ trước khi đi ngủ. Lạ là sau đó vợ chồng anh nếu có ân ái thì vợ cũng khá nhiệt tình đáp lại, cảm giác cũng hưng phấn hơn hẳn. Nghĩ chỉ là thuốc bổ thông thường vì công việc của vợ mệt mỏi nên anh cũng chẳng hỏi.

Hôm đó đi làm về mệt, dự án công ty chưa xong. Sẵn mấy vỉ thuốc bổ của vợ trên bàn Tú lấy uống luôn. Vừa nuốt thuốc khỏi miệng thì vợ anh hét lên. “Ôi anh đừng uống thuốc đó”. Nhưng thuốc đã kịp trôi xuống dưới và Tú lo lắng hỏi vợ “anh thấy em uống suốt mà tưởng thuốc bổ”.

Lúc này vợ anh mới phân trần.”Nó cũng là bổ nhưng là điều hòa kinh và làm tăng cảm giác hưng phấn chuyện ấy. Vì bác sĩ nói em có dấu hiệu mãn kinhsớm mà em sợ như vậy chúng mình sẽ có vấn đề. Cái này em nhờ bạn mua mãi mới được đấy”.

Tú nghe xong có phần hơi đau nhói trong tim, hóa ra việc ân ái với vợ lại khó khăn đến thế, thảo nào cô ấy chỉ biết nằm im để chịu trận. Nghĩ thương vợ nên Tú chỉ biết ôm vào lòng. Kể từ hôm đó, Tú cũng tìm hiểu thêm nhiều món ăn cũng như bài thuốc giúp vợ. Để vợ phải chịu đựng những điều đó thật tình Tú không đành lòng.

đăng bởi: phu nu to d.a.y…v.n.

Đến phút cuối thì chồng Lan cũng đã lộ bản chất. Bao nhiêu lời thề non hẹn biển trước kia với cô giờ đã tan theo mây khói mất rồi.

Lan cưới chồng được 4 năm nhưng vẫn chưa có con. Đi khám thì bác sĩ kết luận vấn đề nằm ở Lan. Nhưng Hiệp, chồng Lan vẫn một mực khuyên vợ cố gắng chạy chữa, cũng không phải không có cơ hội chỉ là duyên con chưa tới dù lòng Hiệp rất buồn. Lan là người còn đau đớn hơn nhưng những lời động viên của chồng cho cô động lực rất nhiều.

Lan và Hiệp yêu nhau 5 năm mới đi đến hôn nhân. 2 người lại có 3 năm yêu xa, cứ tưởng chừng sẽ đứt gánh nào ngờ, Hiệp – Lan thông báo tin cưới khiến cho bạn bè thân thiết cũng như bố mẹ đôi bên đều mừng. Niềm vui tưởng chừng nhân đôi nhưng bác sĩ lại tuyên bố Lan cực khó để có con khiến nhà chồng, chồng và nhất là Lan tổn thương ghê gớm.

Lan hiền lành, sống ngoan thảo nên bố mẹ chồng rất quý cô. Họ cũng đã tìm mọi cách để cho Lan đậu thai nhưng đều không thành công. Năm thứ 4, Hiệp không còn kiên nhẫn nữa, anh liên tục cáu gắt mỗi lần về nhà với vợ. Bữa cơm chung thưa dần, sự gẫn gũi thể xác cũng không còn nữa. Lan hiểu, Hiệp đã có nhân tình bên ngoài.

Nhưng cô chỉ nghĩ đó là cảm nắng, còn Hiệp vẫn sẽ quay về nếu một ngày Lan có bầu. Nhưng không, Hiệp gần như sa đà với tình trẻ, thậm chí còn quyết định ly hôn Lan để đến với tình mới. Bố mẹ chồng cũng bất lực vì không thể giúp đỡ Lan, họ càng không có cách nào bảo con trai bởi họ cũng mòn mỏi chờ mong một thằng cháu đích tôn.

Và cái ngày không mong muốn nhất cũng đến. Cô bồ thông báo có bầu, cả nhà chồng và Hiệp đều háo hức đón cô ta về nhà. Nhìn nhà chồng hân hoan dựng rạp cưới cho chồng. Lan chỉ lẳng lặng thu dọn đồ đạc rồi ra đi. Ngôi nhà này không còn chỗ cho cô nữa. Ra đến sân, bố mẹ chồng Lan níu tay Lan lại nói “ăn xong bữa cơm mừng cho nó rồi đi”.

Lan cười khẩy, cô không trách bố mẹ chồng chỉ thấy Hiệp đã thay đổi khiến cô buồn. Những lời thề non hẹn biển trước kia có lẽ Hiệp đã quên. Cô chỉ nói một câu “Ở đời ăn nhau là cái kết bố mẹ ạ, sống có phúc thì có phần thôi. Chào bố mẹ con đi”.

Câu nói của Lan khiến bố mẹ chồng, Hiệp và anh em họ hàng đang tất bật chuẩn bị đám cưới cho Hiệp ở đó cũng phải giật mình. Đúng như Lan nói “ở đời ăn nhau cái kết”, sẽ chẳng có ai biết được sau này chuyện gì xảy đến với bản thân. Cuộc đời vốn dĩ bất ngờ như vậy mà…

Nguồn : phunutoday.vn

Hồi mới sinh đứa con đầu lòng thì mọi chuyện còn đỡ, nhưng đến khi sinh xong đứa con thứ hai thì vợ tôi chẳng còn thiết tha gì đến chuyện chăn gối nữa.

Tôi có gạ gẫm thì cô ấy đều viện lý do mệt rồi không muốn, thậm chí nhiều lần cô ấy còn gắt lên.

Tôi năm nay 42 tuổi, vợ bằng tuổi tôi. Cuộc sống của vợ chồng tôi không vất vả như nhiều người, điều kiện kinh tế ổn, có nhà có xe riêng. Hai con trai đều chăm ngoan và học giỏi. Ấy thế nhưng đúng là được cái này thì mất cái kia vì tình cảm vợ chồng tôi không ổn, nói đúng ra thì tẻ nhạt.

Vợ chồng tôi yêu nhau 5 năm mới đi đến kết hôn, trong thời gian yêu nhau thì cô ấy cấm không cho tôi vượt quá giới hạn. Đến khi kết hôn rồi thì chuyện chăn gối cô ấy cũng chẳng chủ động mà lúc nào tôi muốn thì cô ấy cứ nằm im để tôi làm gì thì làm. Nhiều lúc tôi cũng mất hứng lắm nhưng không dám nói vì sợ vợ buồn. Tôi cứ cố gắng vì tin chắc rồi tình hình sẽ khá lên.

Hồi mới sinh đứa con đầu lòng thì mọi chuyện còn đỡ, nhưng đến khi sinh xong đứa con thứ hai thì vợ tôi chẳng còn thiết tha gì đến chuyện chăn gối nữa. Tôi có gạ gẫm thì cô ấy đều viện lý do mệt rồi không muốn, thậm chí nhiều lần cô ấy còn gắt lên: ” Em không có nhu cầu, hết ham muốn rồi. Anh đừng làm phiền em nữa” .

Lúc nghe vợ nói như vậy tôi thấy rất khó chịu, không phải là tôi ham hố chuyện ấy nhưng đó là cuộc sống vợ chồng đương nhiên. Tôi cảm thấy bị coi thường và mệt mỏi. Như người ta thì sinh xong vợ sợ chồng gái gú nên liên tục đổi mới chuyện chăn gối. Ấy thế mà vợ tôi thì lại chẳng thiết tha gì, hôn nhân mà như hai người dưng.

Không có tiếng nói chung nên tôi và vợ giận nhau đến cả tuần không chịu nói chuyện. Thật ra tôi vẫn rất yêu thương vợ con, chăm lo cho gia đình. Khổ nỗi là trong khi mình muốn lại không được vợ đáp ứng, mà đi công tác thì có rất nhiều cám dỗ xung quanh tôi. Dù đã 42 tuổi nhưng tôi còn phong độ và trẻ trung so với tuổi thực. Chính vì vậy mà có rất nhiều cô gái theo đuổi và quan tâm gần gũi với tôi. Tôi đã phải kìm lòng lắm mới không làm chuyện có lỗi với vợ.

Tôi cố tình nói với vợ về việc có cô này cô kia thích mình để vợ ghen mà lo giữ chồng. Thế nhưng vợ tôi chẳng thèm ghen hay có biểu hiện gì, như thể cô ấy không còn quan trọng việc tôi còn yêu cô ấy hay không, tôi liệu đã phản bội chưa?

Thậm chí đến khi chán nghe tôi nói thì cô ấy còn tỉnh bơ: “Nếu anh thích thì cứ ra ngoài giải quyết nhu cầu, em không cấm”. Tôi thật sự không biết phải làm sao nữa, nếu cứ tình trạng bị vợ “bỏ đói” thế này tôi sợ không kiềm chế được bản thân mà ra ngoài cặp bồ mất.

Tôi rất yêu vợ nhưng tôi là đàn ông, không được vợ đáp ứng chuyện chăn gối thì điều đương nhiên trong người khó chịu. Các bạn hãy cho tôi lời khuyên ngay lúc này đi. Tôi phải làm cách nào thì đời sống vợ chồng tôi mới quay lại như trước?

Nguồn : Phunusuckhoe.vn

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.